Anh Mạnh bị đau tức vùng kín từ lâu nhưng không đi khám. Kết hôn gần hai năm không có con, anh được bác sĩ một bệnh viện chẩn đoán vô sinh do không có tinh trùng, và trong tinh dịch có máu.
Theo bác sĩ Huy, anh Mạnh có triệu chứng xuất tinh máu, xét nghiệm tinh dịch đồ nhiều lần không có tinh trùng, có thể do viêm nhiễm hệ thống cơ quan sinh sản gây tắc nghẽn đường ống dẫn tinh, và hậu quả là vô sinh. Thực tế, hình ảnh trên siêu âm ghi nhận bên trên mào tinh của tinh hoàn bên trái có một nang kích thước lớn khoảng 3x2 cm, gần bằng tinh hoàn. Khối nang chèn ép hệ thống mạch máu nuôi xung quanh, đồng thời gây khó khăn khi bệnh nhân vận động, quan hệ tình dục.
"Viêm nhiễm, dịch ứ đọng, tắc nghẽn là nguyên nhân tạo thành nang trông như tinh hoàn thứ ba", bác sĩ Huy giải thích. Tình trạng 3 tinh hoàn thường gặp ở trẻ nhỏ, do ống phúc tinh mạc không đóng hoàn toàn. Trẻ độ tuổi này, bố mẹ dễ phát hiện bất thường khi chăm sóc nên điều trị sớm. Ở nam giới trưởng thành, bất thường này chủ yếu do các thói quen sinh hoạt, chấn thương hay do vệ sinh vùng sinh dục chưa tốt gây viêm nhiễm diễn tiến âm thầm dẫn đến tắc nghẽn, ứ dịch hình thành nang. Nang nhỏ có thể không cần can thiệp, song nếu kích thước nang tăng sinh, gây chèn ép phải phẫu thuật.
Khám toàn diện, bác sĩ phát hiện thêm anh Mạnh bị tắc nghẽn ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên. "Phương pháp tối ưu là phẫu thuật điều trị 4 tình trạng trong một lần, giúp người bệnh sớm có con của chính mình với chi phí thấp nhất, tăng chất lượng cuộc sống", bác sĩ Huy nói.
Năm 2014, Wu Kaisi lần đầu tiên gây chú ý với mọi người khi đi bộ hơn 1800km từ Quảng Châu đến Thành Đô với một đôi dép lê. Công việc thu gom đồ phế liệu đã khiến Wu nổi tiếng khắp Trung Quốc.
Cách đây 6 năm, Wu Kaisi tốt nghiệp ngành luật của Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc ở Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Việc một người trẻ tuổi tốt nghiệp đại học làm nghề gom đồ cũ dường như không mấy phù hợp đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Trong khi cha mẹ anh luôn muốn con trai trở thành công chức hoặc làm trong cơ quan nhà nước thì Wu Kaisi lại đào bới những đồ bỏ đi hoặc tìm "kho báu" tại chợ trời gần nhà ở Quảng Châu vào sáng thứ 7 và tối thứ 2. Wu quan niệm, công việc này không phải là một cách kiếm tiền, anh đang cố gắng xây dựng văn hóa mua bán đồ cũ như những khu chợ trời trên thế giới.
Đam mê với việc thu gom phế liệu và đồ cũ của Wu được khơi dậy sau chuyến đi 2 tháng đến Mỹ khi còn đang là sinh viên năm cuối.
Nói về chuyến đi tới Mỹ, Wu kể: "Tôi không tốn tiền thuê chỗ ở vì ở tại sân bay, bến xe buýt, công viên... ". Vì khó tìm được cửa hàng giặt là, chàng sinh viên năm cuối còn tìm đến chợ trời tại địa phương để mua áo sơ mi 50 xu, quần giá rẻ... những thứ có thể vứt bỏ khi chúng bị bẩn.
Mặc dù đã sống ở Trung Quốc hơn 20 năm, Wu Kaisi không biết về chợ trời. Hầu như không có thông tin về chợ trời trên Internet tại Trung Quốc.
Khi quay trở về Trung Quốc, Wu tìm kiếm các khu chợ trời tại Quảng Châu. Tuy nhiên, anh chỉ tìm được một quảng cáo đăng năm 2007 và khu chợ trời đã đóng cửa.
Wu tiếp tục mở rộng tìm kiếm và biết 30 địa điểm chợ trời không chính thức nằm sau khách sạn hoặc gần bến xe buýt. Chàng trai trẻ dành 3 tuần để tới từng địa điểm. Lúc đó, Wu mới biết có hàng chục khu chợ trời nhộn nhịp ở Quảng Châu.
Wu lớn lên trong một gia đình có thu nhập thấp. Hầu hết đồ dùng trong nhà đều là đồ cũ. Các món đồ cũ có những vấn đề như tivi bị trục trặc còn bếp gas phải dùng bật lửa để mồi đánh lửa. Tuy nhiên, những bất tiện đó lại nhắc Wu phải biết tiết kiệm và tạo nên sự gắn bó của chàng trai với các khu chợ trời.
Nơi chứa đồ cũ của Wu lớn dần, từ phòng ký túc xá đến một ngôi nhà cũ rộng 20m2 rồi chuyển sang địa điểm khác rộng 50m2 rồi một gara 300m2.
Vì phải kiếm sống sau khi tốt nghiệp, từ một người sưu tập đồ cũ, Wu bắt đầu bán cho khách hàng. Công việc này giúp Wu kiếm được từ 10.000 nhân dân tệ - 15.000 nhân dân tệ/tháng (35,9 triệu đồng - 53 triệu đồng).
7 năm không mua quần áo mới, bới thùng rác tìm đồ
Công việc này đã giúp Wu gặp gỡ nhiều người, được nghe những câu chuyện thú vị. Anh còn nhớ đã mua túi đựng thư của một người phụ nữ tên là Zhu Min. Trong túi có những bức thư mà Zhu Min nhận được khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Nó giống như một phần cuộc đời của ai đó.
Nhờ đọc các lá thư, Wu biết được chủ nhân của chiếc túi là Zhu Min, tốt nghiệp khoa ngoại ngữ Đại học Tôn Trung Sơn năm 1986, sau đó làm việc tại khách sạn Thiên Nga Trắng. Anh đăng bức ảnh chụp các bức thư lên mạng xã hội, Zhu Min tình cờ đọc được và liên hệ với Wu để mua lại. Anh đã trả lại cho người phụ nữ này toàn bộ túi thư mà không lấy đồng tiền nào.
Wu cho biết anh rất thích sưu tầm những bức thư nhưng không bao giờ bán chúng. "Các bức thư là kỷ niệm vô giá, không đếm được bằng tiền. Thật là may mắn lớn khi tôi có thể trả chúng cho chủ nhân", Wu bày tỏ.
Nhờ sự nổi tiếng của Wu hoặc lời giới thiệu từ bạn bè, nhiều người đã tìm đến với anh. Một số người mời nam thanh niên này đến nhà phân loại đồ cũ khi người thân qua đời. Theo quan niệm, làm như vậy là xui xẻo song Wu lại suy nghĩ khác.
"Tôi nghĩ cái chết là điều tự nhiên trên thế giới và không ngại lấy những thứ đó. Có những tấm bia tưởng niệm, bia mộ, thậm chí là bình đựng tro cốt trong bộ sưu tập của tôi", Wu nói về quan điểm của mình.
Ngoài ra, Wu tìm các đồ dùng hằng ngày, lục tung các thùng rác, phế liệu để tìm áo sơ mi, tất, giày dép, dầu gội đầu, xà phòng... Nam thanh niên cho hay không mua bộ quần áo mới nào từ năm cuối đại học.
Wu có tham vọng sẽ đi thăm các khu chợ trời khắp thế giới và học hỏi cách phát triển văn hóa chợ trời. Theo Wu, những gì anh làm không chỉ là thú vui mà còn hy vọng văn hóa này có thể phát triển, mang lại lợi ích cho cả nước, bởi vì Trung Quốc vẫn còn có nhiều người nghèo cần hàng giá rẻ.
Trong khi bố mẹ không đồng tình với sự lựa chọn của con trai nhưng Wu tin rằng đã tìm được con đường đúng đắn. "Tôi thấy những gì mình đang làm là có ý nghĩa vì có thể đưa mọi thứ đến tay người cần chúng", Wu khẳng định về công việc mà mình đã chọn.
Theo Dân trí
" alt=""/>Anh chàng 7 năm không mua quần áo mới, bới thùng rác tìm đồNgười đàn ông đặt con nhỏ (áo tím) lên nắp capo để chặn xe của vợ, đánh ghen (Ảnh cắt từ clip).
Theo các chuyên gia tâm lý, khi một đứa trẻ rơi vào khủng hoảng, bố mẹ ngoại tình, ghen tuông, gia đình có nguy cơ tan vỡ lẽ ra cần được bảo vệ nhất thì trong trường hợp này, thêm một lần nữa các em bị chính bố mẹ đẩy sâu vào "mớ bòng bong" của người lớn.
Đã có rất nhiều vụ việc bố mẹ xách con đi đánh ghen, để con "bắt quả tang" bố hoặc mẹ mình phản bội gia đình, ngoại tình. Có những clip mà trong đó những đứa con khóc thét và hoảng loạn khi bố mẹ lao vào cuộc hỗn chiến, chửi bới, giật tóc, lột đồ... Cũng có đứa trẻ trong tình cảnh luống cuống, vụng về ra sức đấm đá, cào cấu để bảo vệ bố hoặc mẹ, người bị phản bội, trong khi "đối thủ phía bên kia"... cũng lại là mẹ hoặc bố.
Một đứa trẻ cùng mẹ lao vào đấm đá "kẻ thứ 3" trong một vụ đánh ghen ở Tuyên Quang (Ảnh chụp lại clip).
Trẻ nhỏ bị bố mẹ sử dụng như một "quân cờ", công cụ cho cuộc giành giật hoặc bóc trần đối phương. Họ lôi con vào để con thấy "bộ mặt của người kia", chính là bố hoặc mẹ của đứa trẻ, hoặc đôi khi, để tăng thêm sức mạnh chính nghĩa trước cặp "gian phu dâm phụ"...
Nhưng vì bất kỳ lý do gì, chính lúc đó đứa trẻ cũng đã bị bố mẹ bỏ rơi và còn phải đối mặt với tình huống bẽ bàng, đau đớn.
Bố mẹ, một người ngoại tình, một người đưa con đánh ghen... cả hai hành động cùng lúc chà đạp lên con trẻ.
Một người mẹ bế con đến phòng trọ của kẻ thứ ba để đánh ghen (Ảnh chụp lại từ clip).
Những hình ảnh đánh ghen có thể được quay lại, chụp lại, không những không thể xóa hết trên internet mà đáng sợ hơn, còn không thể xóa trong chính tâm lý, ký ức của những đứa trẻ.
Ghen là gia vị của tình yêu, nhiều người đi đánh ghen là để kéo người kia trở về, giữ hạnh phúc gia đình. Nhưng sử dụng con làm công cụ, bố mẹ đã chĩa thẳng mũi giáo vào chính những đứa trẻ.
Cô Nguyễn Thu Thảo, một giáo viên bậc THPT ở TPHCM chia sẻ, trong quá trình tiếp xúc với học trò, cô gặp rất nhiều trường hợp học sinh bị khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, thậm chí có suy nghĩ tự vẫn xuất phát từ việc bố mẹ ngoại tình, ghen tuông.
Không chỉ là chuyện bị lôi đi đánh ghen mà trong cuộc sống hàng ngày, các em phải sống trong bầu không khí, chứng kiến sự xung đột, tấn công của hai bên. Các em bị bỏ rơi hoặc trở thành dụng cụ để bố mẹ giành giật, giày vò người bạn đời. Trẻ đỗ vỡ niềm tin với bố mẹ là việc rất khó khôi phục, thậm chí sau đó các em mất niềm tin vào cuộc sống, vào con người, vào các mối quan hệ, vào hôn nhân...
"Khủng hoảng trong gia đình đang tác động khủng khiếp lên con trẻ, các em phải hứng chịu mọi bất ổn trong mối quan hệ của bố mẹ. Tôi đã phải tự hỏi, sinh con ra mỗi người làm bố làm mẹ đã tự răn đe, nghiêm khắc với bản thân trong lối sống, cách hành xử chưa? Điều chúng ta làm không chỉ ảnh hưởng đến chúng ta mà để lại hậu quả lâu dài trên con", cô Nguyễn Thu Thảo trải lòng.
Nói về chuyện đánh ghen của vợ chồng, nhà giáo dục Trần Thu Hà, tác giả nhiều cuốn sách dạy con nhấn mạnh, khi đối phương không còn thương mình nữa thì việc cần làm ngay lập tức là quay về thương mình và thương con mình gấp đôi. Phải bảo vệ bản thân và con cái, cả về thân thể, da thịt, về tài sản, về hình ảnh hay ký ức.
Theo Dân trí
Lần đó, ăn tối xong, anh chở bố vợ đến một căn biệt thự mà ông được thuê trông coi qua đêm, thì thấy “có một bà đứng trước biệt thự”.
" alt=""/>Nghi vợ ngoại tình chồng ôm con nhỏ chặn đầu ô tô đánh ghen và hệ lụy